Sinh ly tử biệt đều là những khoảnh khắc phải đi qua của một đời người. Khi một người rời bỏ thế gian này sẽ để lại vô vàn sự đau buồn và niềm thương tiếc trong lòng những người đang còn ở lại. Đến tiễn biệt người đã khuất, để thể hiện sự tôn kính và an ủi người thân của họ, nhiều người sẽ chọn gửi gắm những lời động viên chia sẻ của bản thân lên những kệ hoa viếng, vòng hoa chia buồn.
Việc lựa chọn Chọn cửa hàng hoa tươi khai trương – hoa viếng phục vụ nhiêt tình KV Huyện Mộ Đức cần phải được chú trọng kỹ càng không thể xuề xòa coi thường vì đây là nơi thiêng liêng, cần phải thể thiện sự trang nghiêm và tôn trọng người đã khuất. Để tránh những tình huống đáng tiếc có thể sẽ xảy đến khi lựa chọn hoa chia buồn, Hoa Yêu Thương xin gửi đến bạn một số lưu ý quan trọng dưới đây.
Trong các đám tang của người theo đạo Công Giáo, sắc trắng luôn được sử dụng làm tông màu truyền thống để bày trí hay chọn hoa viếng. Đây là màu sắc biểu trưng cho sự tinh khiết của linh hồn, mang ngụ ý cầu mong cho người đã khuất sớm được yên nghỉ trên thiên đàng. Điểm quan trọng khi lựa chọn vòng hoa chia buồn cho người theo đạo Công Giáo chính là trên vòng hoa thường có sự xuất hiện của hình ảnh cây thánh giá, một biểu tượng mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng thể hiện niềm tin tưởng về sự bắt đầu mới của một kiếp sau chứ không phải cái chết là sự ra đi mãi mãi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý việc chọn lựa các loại hoa mang ý nghĩa đặc biệt với người theo đạo Công Giáo. Theo truyền thuyết, Lily là loài đã hoa bao bọc trên mộ của Đức Mẹ Maria nên nó tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết và là ánh sáng bên trong tâm hồn mỗi con người. Tương tự vậy, hoa cẩm chướng hồng cũng là loài hoa được sinh ra từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ nên nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngoài ra, người ta vẫn thường sử dụng thêm hoa cúc hay hoa lan trắng như biểu thị cho sự cảm thông và lời tiễn đưa đầy yêu thương gửi đến người vừa qua đời.
Đối với đạo Thiên Chúa, việc lựa chọn hình dáng vòng hoa không quá quan trọng nhưng để thể hiện thành ý, bạn nên lựa chọn vòng hoa viếng có hình thánh giá với mong muốn người đã khuất sẽ được về với sự che chở của Chúa.
Cuối cùng, người thờ Phật Giáo hay không theo bất kì tôn giáo nào sẽ rất dễ trong việc lựa chọn hoa chia buồn. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn giữa các kệ hoa viếng có hình tròn, oval hay các kệ được cắm tự do, ngoại trừ kệ hoa có hình dạng chữ thập ra, nhưng tất nhiên vẫn phải tuân thủ các quy tắc về màu sắc để thể hiện sự trang nghiêm và kính trọng người đã khuất.
Hoa cúc là loại hoa được sử dụng rất phổ biến trong các kệ hoa chia buồn tại Việt Nam. Sự tích về loài hoa cúc kể rằng cô gái vì muốn tìm ra phương thuốc cứu mẹ mình đã vượt núi rừng tìm ra một bông hoa kì diệu, mỗi cánh sẽ tượng trưng cho một ngày mà mẹ cô được sống thêm. Với lòng yêu thương mẹ, cô gái đã xé các cánh hoa ra thành nhiều sợi nhỏ hơn để mẹ có thể kéo dài tuổi thọ. Cũng vì thế, ngày nay hoa cúc luôn được xem như biểu tượng cho lòng hiếu thảo. Trong đám tang của người lớn tuổi, người ta thường sẽ chọn hoa cúc vàng hoặc trắng.
Hoa lan cũng là một loại hoa thường thấy trong các lẵng hoa viếng đám tang. Loài hoa này mang ý nghĩa cao quý về lòng yêu thương, sự tưởng nhớ của những người ở lại. Bạn có thể chọn hoa lan làm hoa chia buồn trong đám tang của những người lớn tuổi, người có cuộc sống nhiều thành tựu, thành công,... Các loại thường được dùng là lan hồ điệp, lan moka với các màu trắng, vàng và tím.
Hoa Lily là loại hoa thường được trưng bày trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình Việt Nam vì vẻ đẹp thanh thoát và mùi thơm dịu nhẹ của nó. Những bông ly màu trắng còn tượng trưng cho sự tái sinh một cuộc đời mới. Do đó, hoa ly thường được gửi tới đám tang như một lời chia buồn, một sự động viên và cầu phúc cho linh hồn người mất sớm được siêu thoát, yên nghỉ.
Hoa hồng trắng là loài hoa không mấy xa lạ với nhiều người vì nó được sử dụng trong rất nhiều dịp khác nhau từ quà tặng thường ngày đến những ngày trọng đại như lễ cưới hay tang lễ. Đối với tang lễ, hoa hồng trắng sẽ không mang ý nghĩa chia buồn mà nó thường chứa đựng hàm ý của sự tôn vinh, đề cao những điều đã làm được của người đã khuất. Ta sẽ thường nhìn thấy hoa hồng trắng trong đám tang của người trẻ tuổi, chưa lập gia đình hoặc trên linh cửu của những người làm quân nhân.
Độ tuổi của người đã mất cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn màu sắc hoa chia buồn sau cho phù hợp nhất. Đối với tang lễ của người lớn tuổi, cuộc đời không có nhiều tiếc nuối. Do đó để thể hiện sự cầu phúc, tưởng nhớ và lòng trân trọng của mình, bạn nên lựa chọn hoa viếng có màu vàng hoặc tím.
Hoa màu vàng tượng trưng cho sự bắt đầu mới, mang ý nghĩa cầu mong cho người quá sớm tìm đến Tây Phương Cực Lạc, buông bỏ cõi trần gian tạm bợ. Hoa chia buồn sử dụng tông màu vàng còn góp phần làm tăng thêm vẻ trang trọng của buổi lễ, đồng thời mang đến sự ấm áp xua tan bầu không khí lạnh lẽo, u buồn.
Hoa màu tím là thông điệp của sự tiếc thương từ những người ở lại đồng thời cũng là màu sắc quý phái, trang nghiêm biểu tượng cho những thành tựu và sự ngưỡng mộ đối với cuộc đời và sự nghiệp của người đã mất.
Ngược lại, trong đám tang của người trẻ tuổi bạn chỉ nên chọn các loại hoa có màu trắng vì nó có thể gợi lên sự đau buồn và thương tiếc vô hạn đối với người ra đi. Cuộc đời của người mất trẻ rất ngắn ngủi, còn nhiều mong ước, tương lai chưa thực hiện được, mọi thứ vẫn còn đang dang dở. Vì vậy bạn không nên sử dụng những màu như vàng hay tím khi chọn hoa đến viếng.
Kính viếng: mang nghĩa biểu đạt lòng kính trọng của người đến viếng tang. Đây là từ phổ biến thường thấy trên vòng hoa của cả 3 miền.
Thành kính phân ưu: Thành trong thành tâm, kính trong kính trọng, phân ưu có nghĩa là đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn. Đây là một câu chia buồn thường gặp với lời văn nhẹ nhàng và hoa mỹ hơn Kính viếng.
Vô cùng thương tiếc: Nội dung chia buồn này thể hiện sự tiếc thương người qua đời, thường là người mất sẽ có vai vế nhỏ hơn người đi viếng.
Tham khảo thêm một số mẫu kệ Điểm bán hoa tươi khai trương – hoa viếng chất lượng hàng đầu KV Tỉnh Quảng Ngãi phổ biến nhất tại Chọn cửa hàng hoa tươi khai trương – hoa viếng đẹp ở tại Tỉnh Quảng Ngãi